Bệnh khô vằn trên lúa

   Ở Nhật Bản trong nhiều năm trước đây nấm gây bệnh được xác định là Hypochnus sasakii Shirai (S.H.Ou, 1972). Nhiều năm sau, nấm được đặt tên Rhizoctonia solani là giai đoạn vô tính của nấm Pellicularia sasakii Shirai = Corticium sasakii = Thanatephorus cucumericus.

 

 

Tên thường gọi: Bệnh khô vằn, đốm vằn, ung thư

Tên khoa học: Rhizoctonia solani

Các loại cây trồng thường bị bệnh: lúa nước, ngô, rau cải, đậu, bầu bí, cà rốt, ớt,…

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani sống trong đất gây ra. Ngoài lúa, nấm còn gây hại trên rau cải, ngô, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt… mầm bệnh lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh vụ trước.

Nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28-320C. Nấm ngừng sinh trưởng ở dưới 100C và trên 380C. Hạch nấm nhiều ở nhiệt độ 30-320C. Khi nhiệt độ quá thấp (<120C) và quá cao (>400C) nấm không hình thành hạch. Nấm là loại bán ký sinh thuộc nhóm AG1 type 2 hại trên lúa nhưng cũng có tính chuyên hoá rộng, phạm vi ký chủ bao gồm trên 180 loài cây trồng khác nhau như lúa, đại mạch, đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ, dâu, gai.... thuộc các nhóm liên hợp AG khác nhau.

 

Triệu chứng nhận biết lúa bị khô vằn

Bệnh khô vằn hại lúa là loại bệnh hại toàn thân, gây hại cả bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

– Triệu chứng bệnh đốm vằn lúa trên bẹ lá: Xuất hiện các vết đốm bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

– Dấu hiệu bệnh khô vằn trên lá lúa: Vết bệnh lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm hết bề rộng ở phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh trước, sau đó lan lên các lá phía trên.

– Triệu chứng bệnh khô vằn lúa ở cổ bông: Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông. Hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co lại.

Tại tất cả các vị trí gây hại, trên vết bệnh đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Đặc điểm phát sinh phát triển

   Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ khoảng 24-320C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều và thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày.

   Sự phát triển của bệnh khô vằn ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít. Giai đọn đòng trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. Ở miền Bắc nước ta bệnh khô vằn gây hại trong vụ mùa lớn hơn ở vụ đông xuân.

   Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan nhiều tới chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón. Bón phân đạm nhiều, bón đạm muộn thúc đòng bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn. Bón nhiều lần cũng làm cho mức độ bị bệnh cao. Bón Kali có tác dụng là giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.

   Nguòn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại ở trên đất ruộng và sợi nầm ở gốc rạ và lá bị bệnh còn sót lại sau thu hoạch. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau thu hoạch lúa thậm chí trong điều kiện ngập nước ngắn hạn vẫn có tới 30% số hạch giữ được sức sống, nảy mầm thành sợi và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Quá trình xâm nhiễm lặp lại thường xảy ra qua tiếp xúc giữa hạch và bẹ lá úa.

   Chỉ số của đợt gây bệnh lần đầu có liên quan mật thiết với số lượng hạch tiếp xuác với cây, nhưng sự phát triển của bệnh sau khi tiếp xúc với ký chủ lại chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, ẩm độ và tính mẫn cảm của cây ký chủ.

   Ở nước ta, hầu hết các giống lúa địa phương và giống nhập nội đều có mức độ nhiễm bệnh khô vằn từ trung bình đến nhiễm nặm. Một số ít các giống như KV10, IR9965, IR50, IR17494, OM80,.... có mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với các giống khác, lúa thuần, lúa lai,...

 

Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

Biện pháp canh tác phòng bệnh khô vằn trên lúa

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế

– Diệt nguồn lây lan bệnh như lục bình, cỏ dại, lúa chét

– Sạ lúa với mật độ vừa phải, dùng giống kháng bệnh

– Bón phân cân đối, không bón dư đạm

– Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh, lưu ý phần bẹ lá tiếp xúc với mặt nước

– Khi lúa bị bệnh không được bón phân

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline