3 thời điểm bắt buộc phải chặn đọt khi trồng sầu riêng

Chặn đọt – làm già lá là biện pháp can thiệp sinh lý cần thiết khi cây có dấu hiệu phát triển không đúng giai đoạn để đảm bảo cây tập trung nuôi hoa – nuôi trái hiệu quả.
Cùng Kingbioworld tìm hiểu 3 thời điểm bắt buộc cần chặn đọt khi trồng sầu riêng qua bài viết dưới đây nhé!


 

Chặn đọt là gì? 
Chặn đọt là kỹ thuật canh tác nhằm ức chế sự phát triển của chồi non, giúp cây ngừng sinh trưởng đọt để chuyển sang giai đoạn sinh sản (ra hoa, đậu trái). Việc chặn đọt thường được thực hiện bằng các biện pháp như: điều tiết phân bón, hạn chế nước tưới, phun/tưới chất điều hòa sinh trưởng,...
Cây sầu riêng có xu hướng ưu tiên phát triển sinh trưởng (đọt, lá) hơn sinh sản (hoa, trái). Nếu để cây ra đọt sai thời điểm, sẽ ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa, đậu trái, khiến hoa và trái rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về năng suất và kinh tế cho bà con nhà vườn.


3 thời điểm bắt buộc cần chặn đọt khi trồng sầu riêng

1. Giai đoạn tạo mầm hoa 


Khi cây bắt đầu hình thành mắt cua – dấu hiệu của quá trình phân hóa mầm hoa, đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm.
Nếu để cây tiếp tục phát triển đọt mới, dinh dưỡng sẽ bị phân tán, cây tập trung nuôi đọt thay vì ra hoa. Hậu quả là mắt cua bị ngậm, ra bông yếu hoặc bông lá (bông phướn) – khó đậu trái, tỷ lệ hư hoa rất cao.
Giải pháp kỹ thuật:
- Ngưng bón phân đạm, hạn chế nước tưới để ép cây đứng đọt.
- Bổ sung lân, kali, trung vi lượng giúp cây ổn định sinh trưởng và chuyển pha sang sinh sản.
- Có thể sử dụng chất ức chế sinh trưởng như paclobutrazol dạng sữa để dễ hấp thu và an toàn hơn cho cây.


2. Giai đoạn trước xổ nhụy 10–15 ngày hoặc khi lá chưa già


Đây là thời điểm cây cần ổn định sinh lý, đứng đọt và lá phải đủ già.
Nếu cây vừa xổ nhụy vừa ra đọt, sẽ xảy ra tình trạng rụng hoa hàng loạt do cây ưu tiên nuôi đọt. Dù hoa có đậu thì trái cũng thường méo mó, xấu mã, làm giảm giá trị thương phẩm.
Biện pháp xử lý:
- Theo dõi kỹ cơi đọt, ngưng phân đạm sớm để hạn chế phát cơi mới.
- Bổ sung kali, trung vi lượng để giúp lá nhanh già.
- Có thể tưới phân lân hoặc các loại phân bón có tính hỗ trợ già hóa mô lá nhanh.

3. Giai đoạn nuôi trái non (30 ngày đầu sau khi đậu trái)


Ở giai đoạn trái mới đậu, cây cần dồn dinh dưỡng để phát triển trái. Nếu xuất hiện đọt mới, cây sẽ phân tán nguồn lực, dẫn đến: rụng trái non, giật hộc, gây hiện tượng hở cơm, lõi rỗng,... do cạnh tranh dinh dưỡng quá mức. 
Biện pháp xử lý:
- Theo dõi thường xuyên để can thiệp sớm nếu phát hiện cây chuẩn bị bung cơi đọt mới.
- Không bón đạm cao trong giai đoạn này.
- Ưu tiên phân có hàm lượng kali, canxi bo cao, kết hợp trung vi lượng để chống rụng trái non, nứt vỡ trái, giúp trái phát triển đồng đều như các sản phẩm King 08 - King 09 của Kingbioworld.


Lưu ý quan trọng:
Việc chặn đọt là biện pháp can thiệp sinh trưởng, không nên lạm dụng. Chỉ thực hiện khi cây có biểu hiện phát đọt sai thời điểm. Nếu xử lý quá mức hoặc sai kỹ thuật, có thể gây suy cây, giảm sức đề kháng; tồn dư chất điều hòa sinh trưởng trong đất, ảnh hưởng lâu dài đến sự sinh trưởng của cây.


Chặn đọt đúng lúc – làm già lá đúng cách sẽ giúp cây sầu riêng ra hoa tập trung, đậu trái chắc, nuôi trái khỏe, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.
Tuy nhiên, phải làm đúng – làm đủ – và làm khi thật sự cần thiết!
Liên hệ ngay hotline
0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư của Kingbioworld hỗ trợ miễn phí về kỹ thuật canh tác sầu riêng!

Đia chỉ
Địa chỉ
Messenger
Messenger
Gọi điện
Gọi điện
Zalo
Zalo
Youtube
Youtube
Liên hệ qua Messenger
Liên hệ qua Zalo
hotline